Việt Nam nhân thần giám – cách viết sử của Quận công Hoàng Cao Khải

Sách của Quan-Quận Hoàng tướng công đã soạn: Gương sử nam, bản chữ quốc ngữ. Bản vừa chữ pháp vừa chữ quốc-ngữ, Việt nam nhân thần giám (Công thần-Danh thần – Quyền thần). Bàn chữ pháp của Đỗ-Thân dich 越南人臣鑑(功臣,名臣,權臣)

VIỆT NAM NHÂN THẦN GIÁM CỦA

Quan nguyên Phụ-chánh Đại thần, Thái-tử Thái-phó, Văn-minh-điện Đại-học-sĩ, Duyên-màu Quận công, Thưởng thụ đệ nhị đẳng Bắc-đầu-bội-tinh

HOÀNG-CAO-KHẢI SOẠN BẢN DỊCH CHỮ PHÁP CỦA Đỗ-THẬN 1915. VIỄN-ĐỒNG ÂN-ĐƯỜNG. HÀ-NỘI

CÔNG THẦN TỰA

Xưa nay gây dụng nước nhà, mở mang bờ cõi, dẫu rằng nhờ có vua anh hùng làm chủ cho nước, cũng phải nhờ có tôi anh-hùng đề mà giúp rập cho vua; vậy sau mới dựng được công to, nên ra nghiệp lớn. Nên chi mới gọi là kẻ công-thần mở-nước. Nước ta từ đời vua Đinh Tiên-Hoàng dựng nước, lúc ấy không thấy chép ai là đúng công-thần, hoặc là vì có sử sách khuyết lược, không có lưu truyền, thì người ta không cứ đâu mà ghi chép được. Đến như lấy nhà Lê thay cho nhà Đinh, nhà Lý thay cho nhà Lê, nhà Trần thay cho nhà Lý, hoặc đời thì làm ra cách thoán đoạt, hoặc đời thì làm ra cách vải nhường. Thế thì làm gì mà có kẻ công-thần được Từ khi đời rốt nhà Trần, nước ta phải nhà Minh sâm chiếm, thì có vua Lê Thái-Tổ dấy lên mà chống với nhà Minh; và như lúc nhà Nguyễn ta vào trấn đất Thuận-hóa, có vua Hiếu-Văn ta chống lại với họ Trịnh. Lại như lúc nghiệp chúa nhà Nguyễn ta đã mất rồi, có đức Gia-Long ta dầy lên mà dứt giặc Tây-sơn. Trong ba đời ấy có vua anh hùng như thế, thì chắc là phải có tôi anh-hùng để mà giúp vua, nên chi mấy đời ấy mới là cỏ công-thần khai-quốc. Tuy rằng trong buổi ấy những kẻ công-thần cũng nhiều, nhưng cũng nên kể lấy những người làm đầu mà có công lớn, thì như ông Nguyễn-Trãi giúp vua Lê Thái-Tổ, ông Đào-Duy-Từ giúp vua Hiếu-Văn, ông Nguyễn-Văn-Thành, ông Lê-Văn-Duyệt giúp đức Cao Hoàng. Mấy ông ấy công danh chói ở sử sách, tính tự ghi ở giang sơn; thực cũng khó ai mà so sánh được. Thế mà đến khi kết cục lại, cái phần bảo toàn là có ít, cái phần tội lỗi là có nhiều. Nếu không biện bạch cho rõ ràng, thì tâm sự mấy ông ấy bởi đầu mà minh bạch? Vậy ta chép chuyện mấy ông ấy mà giải thích năm ba câu, để cho biết rằng những ông ấy đã dựng được công to, về sau bởi cớ gì mà mang lấy vạ lớn, bởi vì công tội ấy là công việc riêng trong một buổi, mà bàn bạc là nhẽ phải của muôn đời vậy.

CÔNG THẦN NGUYỄN-TRÃI

Ông Nguyễn-Trãi là người làng Nhị-khê, huyện Thượng-phúc, ở đời nhà Trần, thi đậu Thái-học-sinh. Cha là ông Nguyễn-phi-Khanh, thi đậu bảng-nhãn. Buổi ấy nhà Minh cai trị nước ta. Nghi rằng ông Phi Khanh có ý phản đối, bắt giải về đất Kim-Lăng. Ông Nguyễn-Trãi đi đưa cha đến cửa Nam-quan. Ông Phi Khanh báo rằng: ” Con giờ về lo mà rửa thẹn cho nước, phục thù cho cha, đi theo khóc lóc để mà làm gì ? ” Ông Nguyễn-Trãi từ đó ngày đêm lo việc phục thù. Nghe vua Lê Thái-Tổ khởi binh ở núi Lam-sơn. Năm 1418, vào yết kiến ngài ở sông Mã-Giang, dựng bài “Sách Bình–ngô”. Ngài lấy làm khen. Từ đó mà đi, nhiều điều mưu hoạch. Trong quân những việc từ cáo điều là một tay ông ấy làm cả; về sau bài “Bình-ngô-đại-cáo” cũng là của ông ấy làm. Kể trong công việc mười năm bình định, thực là một kẻ công thần đệ nhất. Đến đời vua Thái-Tôn, ông ấy đã già, về ở núi Côn Sơn. Nhân khi vua ngự chơi, ông ấy đón đường mà mời về nhà. Vua nhân thấy người hầu ông ấy, là Nguyễn-Thị-Lộ, đẹp mà hay chữ, mới đem về trong cung để mà hầu hạ. Về sau vua phải bệnh mà thác, người ta nghi rằng vì con Thị–Lộ giết đi, nên chỉ ông ấy phải tội giết đến cả họ. Ai nấy cũng lấy làm oan.

CÔNG THẦN ĐÀO-DUY-TỪ

Ông Đào-Duy-Từ là người làng Hoa-Trại, thuộc về huyện Ngọc-Sơn, tỉnh Thanh-Hóa. Rộng thông kinh sử, lại tinh học thuật số, lấy cớ con nhà sướng hát, không được vào thi. Nghe chúa Nguyễn ta, là vua Hiếu-Văn, là người thương dàn chuộng sĩ, quyết ý vào theo. Trước hết vào đất Hoài-nhàn xã Tùng-châu, ở với ông nhà giàu, chăn trâu, thường làm bài ngâm “Ngọa-long cương”, nghĩa là ví như ông Gia-Cát-Lượng. Bởi thế ông Trần Đức-Hòa biết là người có tài, đem dưng cho ngài, ngài cho làm chức Nội-Tán. Ông Đào-Duy-Từ trước dưng chước cho ngài, xin đắp một cái đồn Trường-giục, thuộc về huyện Phong-lộc. Nhưng ông ấy xem cái đồn ấy chưa được vững bền lắm, thì lại xin đắp một cái dồn ở làng Nhật-lệ. Ngài giao công việc cho ông ấy làm. Cái lũy ấy đắp cao một trượng năm thước, bề dài hơn ba ngàn trượng. Ở trong thì đắp đất, ở ngoài thì giồng bằng gỗ lim. Chia ra làm năm cấp. Voi ngựa cũng đi trên ấy được. Mỗi một trượng thì có đặt một khẩu súng quá-sơn, cách năm trượng thì có làm một cái pháo-dài. Bày giờ người ta còn gọi cái lũy ấy là Lũy Thầy, nghĩa là của ông ấy đắp ra. Lại ở các cửa bể, như là cửa Nhật-Lệ, cửa Minh Linh, thì có chôn các chông bằng sắt, để giữ thuyền ngoài bể không vào được. Khi công việc đã chắc chắn rồi, thì ông ấy khuyên ngài đừng chịu nhà Trịnh nữa. Mới đúc một cái mâm đồng không đáy, mà để sắc vào trong cái mâm ấy, rồi sai sứ dem giả lại cho nhà Lê. Nghĩa là từ rầy không chịu thần phục họ Trịnh nữa.

CÔNG THẦN NGUYỄN-VĂN-THÀNH

Ông Nguyễn-Văn-Thành là người huyện Quảng-Điền, phủ Thừa-Thiên. Cha là ông Nguyễn-Văn-Hiền theo vua Hiếu-Định, mộ binh đánh giặc Tây-Sơn, phải tử trận. Ông ấy lại theo vua Hiếu-Định, mộ một trăm quân, theo với người Đậu-Thanh-Nhàn, thu phục đất Sài-gòn. Xem thể thì biết cha con một giòng trung-nghĩa với nhà Nguyễn ta vậy. Năm 1783, mới theo đức Gia-Long ta. Từ đó khi thì ngài ở Nghi-lung, ở Ba-lai, khi thì ở Hậu-giang, ở Hồioa. Đến khi thu phục được Gia-định, gian-nan nguyhiểm không biết là bao, mà ông ấy chỉ dốc một lòng theo đòi, không quản khó nhọc, cũng thực đã là trung thành với vua vậy. Năm 1790, mới thăng chức Chung-quân, tấn binh ra lấy đất Phan-lý, rồi lại theo ngài ra đánh thành Qui-nhơn. Từ đó mà đi, đánh trận nào cũng là được. Khi ngài kéo quân ra lấy Phú-xuân, thì cho ông ấy ở lại, để làm quan ứng-viện cho thành Bình-định. Lúc ấy mới phong tước Quận công. Khi ngài đã định được đất Bắc-hà rồi, thì đòi ông ấy ra làm Tổng-trấn Bắc-thành. Lúc ấy đất Bắc-thành giặc cướp còn nhiều. Ông ấy làm quan Tổng-trấn đã đến mười hai năm giời. Sửa sang công việc, kinh lý không biết là bao. Vì chưng tính vẫn ngay thẳng, và lại cậy mình cũng có công lao, nên chỉ cũng có nhiều điều chuyên-chiếp. Khi trước đức Gia-Long ta muốn định ngôi Hoàng-tử, có hỏi ý ông ấy. Ông ấy tâu rằng: xin lập cháu Hoàng-tồn là ngươi Đán, là con ông Hoàng-tử Cảnh. Ý ngài không ưng. Lại ông ấy tấu đối nhiều điều khinh xuất. Cũng là cái cớ làm cho ông ấy phải tội vậy. Ông ấy có con tên là Nguyễn-Văn-Thuyên, thi đậu cử nhân, hay làm thơ, thường hay giao du với kẻ văn-sĩ. Nghe người đất Thanh–hóa, có ngươi Nguyễn-văn-Khuê, ngươi Nguyễn-đức-Nhuận có tiếng hay chữ, làm một bài thơ, giao cho tên đầy-tớ là người Nguyễn-Trường-Hiệu sang mời. Trong câu thơ rằng: “Thử hồi nhược đắc sơn chung tề, Tả ngã kinh luân chuyển hóa cơ”, nghĩa là giả thử hồi nay ta được làm vua trong nước, thì các ngươi giúp ta trong việc sửa sang thay đổi. Tưởng câu thơ ấy, chẳng qua là đồ trẻ con nói dại mà thôi. Không ngờ ngươi Nguyễn-trường-Hiệu đem bài thơ ấy, đưa cho người Trương-hữu-Nghi, người Nghi vẫn là oán ông Nguyễn-văn-Thành, mới đem việc ấy cáo với ông Lê-văn-Duyệt. Ông Duyệt cùng ông ấy vẫn không bằng lòng, mới đem việc ấy tàu với ngài; ngài giao cho Đình-thần tra hỏi. Lúc ấy mới bắt ông ấy giam lại, đem ra tòa công-đồng mà tra. Hỏi ông ấy: có làm phản không ? Ông ấy nói rằng : không. Hỏi ông ấy: có biết việc ấy không ? cũng nói rằng: không. Ông ấy giở ra, nói với ông Hoàng-công–Lý rằng: « Ngục đã nên rồi. Vua bảo tôi thác, tôi mà không thác, không phải là trung ». Uống thuốc mà mất, tuổi vừa sáu mươi. Khi án đã xong, con là người Thuyên cũng phải tội chết. Đến năm Minh-Mạng thứ 14, tên Lê-văn-Khôi làm giặc, con ông ấy là tên Hàm, theo làm chức Hiệp-quản. Bởi thế mà mấy đứa con ông ấy là tên Trạm, tên Nhàm, tên Đôn, tên Huỳnh, tên Hàn điều phải giết cả.

CÔNG THẦN LÊ-VĂN-DUYỆT

Ông Lê-văn-Duyệt là người huyện Chương-ngãi (thuộc về đất Quảng-ngãi). Sinh ra có tật ăn cung, mình nhỏ mà sức thì mạnh. Năm 1779, theo đức Gia-Long ta, làm quan Thái giám. Đã mà theo ngài sang nước Siêm ở thành Vọng các, thường cùng các quan tướng bàn việc binh, ngài lấy làm khen. Năm 1785, ngài mới cho ông ấy được mộ quân mà đi đánh giặc. Từ đó đi đánh đầu cũng là được. Ông ấy đánh giặc rất có can đảm, mà kể ra cái trận đánh tướng Tâysơn ở cửa Thi-nại cùng là ở cửa Hà-trung, thì là có danh tiếng lắm. Năm 1793, ngài phong cho ông ấy chức Quận-công, rồi ông ấy lại theo ngài ra đánh đất Bắc-thành, bắt được vua Tây-sơn là ông Nguyễn-quang-Toản. Kẻ như công lao ông ấy thực cũng khó nhọc. Vả lại bốn lần vào đánh mọi Thạch-bích, một lần đi ra kinh lược Thanh–Nghệ. Ông ấy đi đến đầu thì giặc nào cũng là yên, và mọi nào cũng là phục. Ông ấy hai lần làm Tổng-trần thành Gia-định. Lần thứ nhất là năm 1813, là đời vua Gia-Long thứ I2. Lúc ấy có em vua Cao-miền tên là Nạp-Nguyên đầu với nước Siêm, nước Sièm muốn đem người Nạp-Nguyên giở về làm vua, vua nước Cao-miền là người Nạp-Sàn chạy sang tỉnh Gia-định. Ngài sai ông ấy vào làm quan Tổng-trấn, đem binh 13.000 người đưa vua nước Cao-miền giờ về thành La-bích. Tướng nước Siêm sợ oai ông ấy, không dám động binh. Rồi ông ấy lại đắp thành Nam-vang, thành Lộ-yêm, mà nước Cao-miền từ đó đã chịu sự bảo-hộ với nước ta vậy. Lần thứ hai là năm 1820, là đời vua Minh-Mạng năm đầu. Nước Cao-miền lại có thầy chùa tên là Kế nổi lên làm loạn ; ngài lại sai ông ấy vào làm Tổng-trấn Giađịnh, ông ấy cũng sai quân vào dẹp yèn được. Rồi nước Cao-miền lại dưng đất cho ta là phú Châu-sung, phủ Mặt-luật, từ đó đất hai phủ ấy lại vào bản đồ nước ta. Trong khi ông ấy làm Tống-trấn, chẳng những người nước Cao-miền đã phải phục mà người nước Siêm cũng phải sợ oai. Khi nào có sứ bộ đi lại, thì người nước Siêm hỏi rằng: « Ông Lè-Công có vyền không *» Xem thế thì biết ngoại quốc kính trọng như thế. Năm 1832 là năm vua Minh–Mạng thứ 13, ngày ba mươi tháng bảy, ông ấy mất ở Gia-định. Ông ấy thuở trước đi ra kinh lược Thanh-Nghệ, có tên thổ-mục đất Cao-bằng là Lè-văn-Khỏi, mộ binh theo vào Gia-định, ông ấy cho làm đến chức Phó-vệ-úy. Từ khi ông ấy mất rồi, thành Gia-định đối làm thành Phiền-an. Đặt ra Tổng-đốc, Bồ, Án. Có quan Bồ-chánh–sứ tên là Bạch-xuân-Nguyên, là một người tham khắc. Tự nói rằng vàng tờ mật chỉ của vua, tra xét việc ông ấy, mới bắt tên Khôi giam lại, toan muốn trị tội. Tên Kh tức giận bèn mưu làm loạn. Năm 1833, là năm vua Minh–Mạng thứ 14, đem bữa mười tám tháng năm, tên Khỏi rõ quân hồi lương, bắt thuận được hai mươi bảy người, vào thành giết người Bạch-xuânNguyên ; quan Tổng-đốc là ông Nguyễn-văn-Quế cũng phải giết. Người Khôi bèn giữ thành làm phản, lại hiệp cháu ông ấy là người Hàn phải theo. Lúc ấy mấy tính thuộc về thành Gia-định cũng phải giặc phá cá. Quan quân đánh dẹp gần đến ba năm, mà chưa thu phục lại được. Ngài lây làm giận, mới giao cho Đình-thần nghị tội ông ấy. Các quan nghị ông ấy tội chết có bẫy điều, chiếu luật mưu phản thì phải sử tội lăng-chì, nhưng vì ông ấy đã thác rồi, thì giao cho quan tỉnh Gia-định, cuộc bằng cái mà ông ấy đi, mà chôn một cải bia đá lên trên, khắc tám chữ rằng: Quyền yêm Lê-văn-Duyệt phục pháp xử, nghĩa là tổ ra cái nơi ông Lê-văn-Duyệt chịu phép nhà nước sử trị vậy. Ông ấy không có con, có nuôi hai con người em, tên là Yên, Tề, cũng điều phải giết cả.

Bài bàn

Tóm lại mà nói, ông Nguyễn-Trãi, ông Đào-duy-Từ điều là những kẻ văn–thần bầy ra mưu chước.Ông NguyễnTrãi thì dưng chước bình-ngô, mà việc nhà Lê từ đó mới định. Ông Đào-duy-Từ thì dưng chước đắp đồn Trườnggiục, đồn Nhật-lệ, mà nghiệp chúa nhà Nguyễn ta, từ đó mới nên. Ông Nguyễn-văn-Thành, ông Lê-văn-Duyệt thì bởi hàng ngũ xuất-thần mà giúp đức Cao-Hoàng ta nhiều công khó nhọc, vả lại từ khi thiên-hạ đã định rồi, ông Thành thị trấn đất Bắc-kỳ, ông Duyệt thì trấn đất Namkỳ, chẳng những là giúp lấy việc võ-công, mà lại giúp lấy đường văn-trị. Kế các đứng công thần khai-quốc trong đời nhà Lê, nhà Nguyễn ta, thực không có ai mà hơn được bốn ông ấy vậy. Thế mà trước sau bảo toàn chỉ được một mình ông Đào-duy-Từ mà thôi. Còn như ông Nguyễn–Trãi thì mình phải chịu sự chém giết, ông Nguyễn-văn-Thành thì phải tự giết lấy mình, và ông Lê-văn-Duyệt thì dẫu đã thác rồi, mà còn phải tội. Tưởng cũng bởi các ông ấy chỉ biết khoe khoang lấy sự công lao, mà không giữ mình lấy đạo minh triết. Như ông Nguyễn-Trãi thì đã cáo lão về rồi, mà còn đón đường rước vua về nhà, để cầu lấy danh tiếng. Ông Nguyễn-văn-Thành thì xuất-ngôn nhiều điều khinh-suất ; ông Lê-văn-Duyệt thì công việc nhiều điều tự chuyển. Thế thì cái cớ ba ông ấy phải tội cũng có bởi tự mình làm ra vậy. Tuy thẻ, pháp-luật là nhẽ chung một nước, nghị-luận là nhẽ phải muôn đời. Như con Nguyễn-thị-Lộ mà có ý giết vua cũng bởi vì vua Lê Thái-Tòn hoang dâm mà gây ra, dẫu mà muốn bắt tội con Thị-Lộ đã đành, không có nhẽ vì có một đứa hầu mà bắt tội đến chồng là ông Nguyễn-Trãi. Ngươi Nguyễn-văn-Thuyền có làm ra bài thơ bội nghịch, cũng bởi vì ngươi Nguyễn-hữu-Nghi lấy sự thù oản mà cáo ra, dẫu là muốn lấy một bài thơ mà bắt tội ngươi Thuyền cũng đã đủ, không có nhẽ vì cớ một đứa con mà bắt tội đến cha là ông Nguyễn-vănThành. Đến như tèn Lê-văn-Khôi, mà dấy lên làm giặc, giữ thành Gia-định, cũng bởi vì ngươi Bạch-xuân-Nguyên là người tham tàn, bắt nó mà giam lại. Dẫu rằng nó không phải đầy-tớ ông Duyệt, mà làm cách ức hiếp như thế, làm sao mà chẳng dây giặc lên. Phương chỉ lúc thằng Khôi làm giặc, là lúc ông Duyệt đã mất rồi. Thế thì không nhẽ lầy cớ một đứa người nhà mà bắt tội đến chủ nhà được. Sử đoán như thế, thực đã là không phải nhẽ công bằng. Vả lại, luật nước ta có tám điều nghị. Mà có một điều nói rằng nghị công. Lấy công mấy ông ấy như thế là to, tướng cũng có nhẽ đủ mà chuộc tội ấy được ! Chẳng qua là công nghiệp càng cao, thì ghen ghét càng lắm, ghen ghét càng lắm thì thù oán càng nhiều. Người đời xưa có nói rằng : « Dục dã trị tội, hà hoạn và từ », nghĩa là muốn bắt tội thì nói ra cách gì cũng là được. Xem như cái án ông Lê-văn-Duyệt, phạm vào tội chấm có bảy điều. Các điều khác ta không cần kể làm gì. nước Trong ấy có hai điều, một điều là cho người đi qua Diễn-điện, thế là tư giao với các nước. Một điều là xin đem tầu nước Anh-cát-lợi giao vào tỉnh Gia-định để cho biết rằng ông ấy có quyền. Hai việc ấy điều là phải tội chám cả. Bây giờ ta xét lại, trong hai việc áy đầu đuôi ra thế nào. Năm 1821, là đời vua Minh-Mạng năm thứ 2, ông Lê-văn-Duyệt làm Tổng-trấn thành Gia-định, sai người Nguyễn-văn-Độ đi thuyền qua thuộc-địa nước Hồng-mao là nơi Tàn-gia-ba đề mà mua các đồ binh khí. Khi giớ về, thuyền phải cơn gió, trôi vào địa-phận nước Diễn-điện. Lúc ấy, nước Diễn-điện, nước Siêm-la còn đương thủ khích với nhau. Khi vua Diễn-điện biết rằng người nước ta, mừng lắm, tiếp đãi một cách rất là tử tế. Mới sai sử đem thư đến đất Gia-định, xin thông hòa hiểu với nước ta. Ông Duyệt có ý muốn dung nạp nước Diên-điện để mà kiềm chế với nước Siêm-la. Nhưng mà khi sớ ông ấy đã tàu về thì Triều-đình ta không nghe, bảo ông ấy phải đuổi sứ Diễn-diện giờ về. Năm 1826, là đời vua Minh-Mạng năm thứ 7, có thuyền nước Hồng-mao, nhận gió phải trồi vào địa-phận tỉnh Bình– thuận. Ngài đã có chỉ giao cho các quan tỉnh Bình-thuận, lo liệu. Mà ông Duyệt thì tàu xin đưa thuyền Hồng-mao vào Gia-định. Có nói rằng : “ Quan tỉnh Bình-thuận coi sóc không bằng tôi coi sóc là có quyền hơn ». Là có ý muốn cho ngoại quốc biết rằng : thế nước ta mạnh như vậy. Kẻ như trong hai điều ấy, một là muốn lấy nước này mà chế lại nước khác, một là muốn cho ngoại quốc biết thế nước ta. Lo liệu việc nước như thế, tưởng cũng đã là khôn ngoan. Mà không ngờ về sau lại vì những việc áy mà phải tội. Nên chỉ tự đó về sau ai này cũng lấy làm gương, mà không dám tư giao với ngoại-quốc nữa. Than ôi ! lấy công việc mấy ông ấy như thế là to, mà họa-thời như thế làm thảm. Bởi thế mà làm cho những kẻ đọc chuyện ấy, trồng thấy thể-đạo nhân-tâm mà càng sinh ra lòng thương cảm vậy.

DANH THẦN LỜI TỰA

Xưa nay những đứng làm tài, may mà gặp khi vua chúa thành minh, thề nước vững bền, thì chẳng qua ngồi ở Miếu-đường, giúp ngôi Thiên-tử, để mà bàn bạc chính trị, trù hoạch mưu mà. Thế thì làm gì mà có danh tiếng được. Chẳng may mà gặp lúc nhà-nước sẩy ra biển cổ, hoặc là anh em dành ngôi cướp nước, hoặc là bà Mẫu-Hậu chuyên chế làm triều, lại cho đến gặp lầy vua chúa bạo ngược hoang dâm, làm cho nguy đến xã-tắc. Nếu không nhờ những kẻ danh-thần hết sức khuông phù, ra tay chống chỏi, thì bởi đầu chuyển họa mà làm phúc, đối nguy mà làm an ở Xem như nước ta ông Lê-phụng-Hiểu giúp vua Lý Thái-Tòn, ông Tô-hiền-Thành giúp vua Lý Cao-Tôn, ông Lê-Xí bỏ người Nghi-Dàn mà lập vua Lê ThánhTòn, ông Nguyễn-qui-Kinh, ông Nguyễn-công-Thể bỏ ông Trịnh–Giang mà lập ông Trịnh-Dinh. Lại như nhà Nguyễn ta ông Tòn-thất-Khê giúp vua Hiếu-Triết, ông Trương-đăng-Quê giúp đức Dục-Tôn. Đều là gặp cơn hiểm-nghèo, lầy mình gánh vác, nhà-nước dựa làm cột đủ, tên họ chép ở Đài-mày, hủ chẳng phải là danh tiếng chói súng ở trong sử sách lắm ru: Mà xét ra mấy ông danh-thần ây đương lầy việc lớn, dựng được công to, cũng là bởi cả đức độ đủ lấy phục người, có tài năng đủ lấy ứng biến. Nên chi trên thì chép chuyện, dưới thì đoàn lấy một vài lời, để mà so sánh cái sự đức độ cùng tài năng ấy ra thể nào. Một là phẩm-tảo những kẻ tiền-nhàn, một là cheo gương cho những người về sau vậy.

DANH THẦN LÊ-PHỤNG-HIỂU

Ông Lê-phụng-Hiếu làm quan đời vua Lý Thái-Tổ. Phong chức Vũ-vệ-đại-tướng-quàn. Khi vua Thái-Tố mát, truyền ngôi cho con là vua Thái–Tôn. Ngài mới lên ngôi, có chủ là ông Dực–Thành Vương, em là ông Vũ-Đức Vương, ông Đông-Trinh Vương, cùng mưu với nhau cướp ngôi làm vua, đem quân vào trốn cầm-thành làm loạn. Khi giặc đã đến cửa Cung-môn rồi, ngài còn thương tình anh em, dùng dằng không nỡ. Ông Lê-phụng-Hiếu dút gươm, kều nói rằng : « Cốt nhục-tương-tàn, ấy là biến lớn, công việc ngày nay chỉ còn có gươm mà thôi ». Mới trước hết chém ông Dực-Thành Vương, còn ông Đông-Trinh Vương, ông Vũ-Đức Vương điều phải bỏ chạy. Từ đó ngôi vua mới định.DANH THẦN TÔ-HIẾN-THÀNH

Ông Tô-hiến–Thành giúp vua Anh–Tôn nhà Lý, làm quan Phụ-chánh. Trong sửa công việc, ngoài dẹp mọi rợ. Thực là một kẻ tôi hiền. Khi vua Anh-Tòn gần mất, để tờ di-chiếu lập vua CaoTôn. Bà Thái-Hậu muốn lập anh ngài là ngươi LongXưởng, sai người đem vàng cho vợ ông ấy. Ông ấy không chịu, nói rằng : « Làm điều bất nghĩa, dẫu có giàu sang cũng không làm gì». Cứ theo tờ di-chiếu mà lập vua Cao-Tôn. Đến khi đã hết tang vua Anh-Tòn rồi, bà Thái-Hậu lại cho mời các quan vào đền ăn yến. Rỗ lấy việc lập người Long-Xưởng. Các quan cũng sợ ông ấy mà không dám theo. Từ đó bà Thái-Hậu không dám bàn đến việc ây nữa. Khi ông ây gần mất, có quan Tham-tri là ngươi Vũ-tánĐường ngày đêm hầu hạ. Lúc bà Thái-Hậu ra thăm, hỏi bày giờ ai thay được cho ông. « Thưa rằng có người Trung-Tá. – Bà Thái-Hậu hỏi rằng sao ông không cử ngươi Vũ-tán-Đường? Lại thưa rằng: như ngài hỏi người hầu hạ, thì tôi xin cử ngươi Tán-Đường, hỏi người giúp rập thì tôi xin cử người Trung-Tá ». Như thế thực cũng là trung-thành với nhà nước vậy.

DANH THẦN LÊ-XÍ

Ông Lê-Xí theo vua Lê Thái-Tố, khởi nghĩa ở núi Lam-sơn. Khi đã đuổi được nhà Minh rồi, lầy công-thần phong làm Liệt hầu. Đời vua Thái-Tôn, làm quan đến chức Thái-bảo. Khi vua Thái-Tồn mất, lập con thứ hai là vua Nhàn-Tôn lên ngôi, mới có hai tuổi. Có anh ngài là ngươi Nghi-Dàn, vì cớ mẹ họ Dương bị truất, nên chi không được làm vua. Mưu với ngươi Lê-đắc-Ninh nửa đêm trèo thành mà vào, giết vua Nhàn–Tồn cùng bà Thái Hậu. Từ khi người Nghi-Dàn đã làm vua rồi, tin dùng những đứa đảng nghịch như là người Đòn, ngươi Bang, mà làm nhiều sự bạo ngược. Lúc ấy ông Lê-Xí đầu sướng lèn nghĩa lớn, hội tập bách quan, chém người Đồn người Bang ở trước nhà Nghị-sự, nhân truất ngươi Nghi-Dàn mà lập vua Thánh Tôn. Vì cớ ấy nghiệp vua nhà Lê mới là định vậy.

DANH THẦN NGUYỄN-QUÍ-KÍNH — NGUYỄN-CÔNG-THỂ

Ông Nguyễn-quí-Kính, ông Nguyễn-công-Thể làm quan đời nhà Lê, đến chức Bồi-tụng. Đời vua Ý-Tôn nhà Lê làm vua, thì ông Trịnh-Giang làm chúa. Ông ấy là người dàm sỉ không có chừng mực, công việc điều là bởi kế hoạn-quan là người Hoàng-công Phụ làm cả. Vì cớ ấy thuế khóa càng ngày càng nặng, giặc cướp càng ngày càng nhiều. Lúc ấy mẹ ông Trịnh-Giang là bà Võ Thái-Phi mật đòi ông Nguyễn-qui-Kính, ông Nguyễn-công-Thể bảo rằng: « Nay người Trịnh-Giang vô đạo như thế, các ông là người đương-quốc đại-thần phải nền nghĩ ra thế nào. Hai ông ây mới trù hoạch cùng nhau, nhân khuyên người Hoàng công-Phụ đem quân ra ngoài đánh giặc, mà lấy quản hương-binh thay vào làm quân bảo-vệ. Hai ông ấy cũng đã nhiều lần khuyên em ông Trịnh-Giang là ông Trịnh Dinh lên làm chúa mà ông Trịnh-Dinh có ý xin từ. Hai ông ấy mới phải lấy tờ dụ-sắc của vua Lè, ép ông Trịnh Dinh phải chịu. Ông Trịnh–Giang còn là có ý dùng dằng, thì người ta đã bồng ông Trịnh-Dinh mà đặt lên trên tòa.

DANH-THẦN TÔN-THẤT-KHÊ

Ông Tôn-thất-Khê ở đời vua Hiếu-Văn, đã dựng được nhiều công nghiệp. Khi vua Hiếu-Văn truyền ngôi cho vua Hiếu-Chiêu, ông ấy làm Phụ-chánh. Lúc ấy em vua Hiếu-Chiều là người Anh trận đất Quảng-nam, muốn giành ngồi làm chúa. Thường nuôi đầy-tớ đến vài trăm người. Khi nghe tin vua Hiếu-Chiều dựng lên, thì phát binh làm phán. Ông Tôn-thất-Khê sai quân vào đánh. Khi đã bắt được người Anh rồi, vua Hiếu-Chiều dùng dằng không nỡ giết, ông Tôn-thất-Khê nói rằng: “ Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn ». Bèn giết người Anh, mà nạn nước từ đó mới yên vậy.

DANH-THẦN TRƯƠNG-ĐĂNG-QUẾ

Ông Trương-đăng-Quê lấy một người văn-thần làm quan đời đức Thánh-Tổ, đến chức Hiệp-biện-đại-học-sĩ. Khi đức Thánh-Tổ mát, để tờ di-chiếu lập đức HiếnTổ, mà đặt ông ấy làm Phụ-chánh. Giúp rập cho đức HiềnTổ công việc cũng nhiều, thăng đến chức Văn-minh-điện đại-học-sĩ. Khi đức Hiến-Tổ mất, để tờ di-chiếu lập con thứ hai là đức Dực–Tôn làm vua, cũng đặt ông ấy làm Phụ-chánh. Đức Hiền-Tổ nguyên có người con đầu là ông HườngBảo, hoang chơi không học, nên chỉ ngài không cho nổi ngôi. Ông Hường-Bảo lấy cớ không được làm vua, nhiều lần sai người đi ra ngoại quốc để mà cầu lây giành ngôi. Khi quan tỉnh Gia-định bắt được, tra hỏi công việc điều là thủ nhận cả. Ông Trương-đăng-Quế mới xin đoán lầy nghĩa lớn, nhưng đức Dực-Tôn còn lấy tình anh em không nỡ, mới lập một cái nhà cầm cố để mà giam lại. Ông Hường-Bảo sợ tội, uống thuốc độc mà tự tử. Từ đó ngồi vua mới yên.

BÀN VỀ DANH-THẦN

Tóm lại mà nói, an là riêng trong một nhà, phép là chung trong một nước. Như anh em giành ngôi với nhau mà gây ra những sự biến loạn, nếu không đoán đó lấy phép, thì bởi đâu mà định được ngồi giời. Kinh là để sử khi thường, quyền là để sử khi biến. Như làm vua làm chúa, mà chỉ buông những điều bạo ngược hoang dâm, nếu không dùng đó lây quyền thì bới đầu mà giữ được thế nước. Nên chi ông Lê-phụng-Hiểu, ông Tôn-thất-Khê, ông Trương-đăng-Quê điều là đoán lầy nghĩa lớn, mà không đoán đến ấn riêng. Ông Lê-Xí, ông Nguyễn-quí-Kính, ông Nguyễn-công-Thể điều là đổi được vua hư mà lập lên vua giỏi. Làm tội như thế thực là có công với xã-tắc, có ích cho nhân dân. Tuy thế gặp khi biến cố mà phải ra sự chém giết, để cho trong nước được sự bình yên, thì dẫu rằng lấy sự tài năng mà làm thì cũng được. Gặp khi biển cổ, không phải dùng đến sự chém giết, mà trong nước cũng được bình yên, thế thì phải có đức độ mà sau mới nên. Đức độ là thế nào ? Nói rằng: xưa nay làm đại-thần mà đương được việc lớn, lòng thì gốc ở trung thành, tính thì giữ lấy ngay thẳng; không ủy khúc mà theo thế, không tư lợi mà tham tài. Ví như cột đứng giữa dòng mà không siêu, cờ đứng giữa gió mà không gẫy. Bởi có đức độ hơn người như thế làm cho người ta trông thấy mà phải hóa, dẫu gian cũng phải đổi ra làm thực, dẫu ác cũng phải đổi ra làm lành. Xem như bà Đậu Thái-Hậu muốn bó vua Cao-Tôn mà lập ngươi Long-Xưởng, cũng bởi lòng có gian giới mà gây ra. Sách có nói rằng : « Phụ nhân nan hóa », thể thì cái tỉnh gian tham ấy cũng khó mà thay đổi được. Vả lại bà ấy là vợ vua Anh–Tôn và mẹ vua Cao-Tôn. Thế thì ông Tô-hiến-Thành hai đời Phụ-chánh giữ đạo làm tôi, dẫu rằng muốn đoán lấy nghĩa lớn, mà xưa nay chưa nghe ai có giết vợ vua mẹ vua bao giờ. Chỉ một cái cớ ây mà đã làm cho ông Tô-hiến-Thành khó lòng lo liệu vậy. Phương chi bà Thái-Hậu lại có quyền thế đủ làm cho trăm quan sợ, có tiền của đủ làm cho trăm quan theo. Dẫu ông ấy lấy một mình mà muốn không theo, tưởng cũng khó được. Thẻ mà ông ấy chỉ lấy một lòng trung-thành, thể cũng không sợ, của cũng không tham, dầu bà Thái-Hậu có khuyên rỗ cách gì, trước sau cũng là không chịu, chẳng những làm cho bà ây bỏ được lòng gian-giỏi, mà lại làm cho bà ây hóa ra kẻ nhân-từ. Từ đó nhà yên mà gà mái buổi mai không gảy, nước vững mà anh con dương cánh lại bay. Cơ nghiệp họ Lý mà được vững bền, chẳng phải bởi nhờ công ông ấy thì làm sao mà được như thế. Vả lại lòng ông ấy trung-thành như thể, không phải khi sống mà thôi, dẫu đến khi gần thác, cử người Trung-Tá mà không chịu cử ngươi Tán-Đường. Thế mới biết rằng lòng ông ấy dẫu đến thác cũng là không thay đổi. Có được đức-độ như thế thì dẫu ai cũng là phải phục, việc gì cũng là phải nèn. Nền chi ở trong thì công việc sửa sang, ở ngoài thì man-di thiếp-phục. Đức Dực–Tôn ta ngự phê sách Việt-sử, có khen rằng: « Sau ông Gia-Cát Võ-Hầu chỉ có một người ấy mà thôi». Bởi lấy rằng ông Tô-hiến-Thành trung với nhà Lý cũng chẳng khác như ông Gia-Cát-Lượng trung với nhà Hán vậy. Xem lại từ xưa đến nay, những đứng danh–thần nước ta, chẳng qua chừng độ bảy người, mà trong số bảy người ấy thì lại chỉ được một ông Tô-hiến-Thành là hơn cả. Thế thì những người có ích cho nước như ông Tôhiến-Thành ây là có ít, mà những người làm hại cho nước như là người Trương-phúc-Loan thì lại là nhiều. Xem như khi ông Tò-hiên-Thành còn sống, thì vua Cao-Tồn hãy còn tử tế. Đến khi ông ấy mất rồi, thì vua Cao-Tôn sinh ra sự chơi bời, mà cơ nghiệp họ Lý từ đó mới suy. Nhà Nguyễn ta chín đời làm chúa, thực cũng đã là khai-thác gian-nan, mà về sau phải ngươi Trương-phúc Loan tàn-ngược tham-lam, làm cho giặc cướp nổi lên mà nghiệp chúa từ đó mới mất. Than ôi! kẻ quân-tử thực là có ích cho nước, mà sự ích ấy không được là bao nhiêu. Đứa tiểu-nhân thực là làm hại cho nước, mà sự hại ấy không biết bao nhiêu mà kể vậy.

QUYỀN-THẦN LỜI TỰA

Từ khi có giời đất, thì có cha con, có cha con, thì có vua tôi. Trên dưới đã là định phận. Nếu lấy tôi mà hiếp vua, hoặc là cướp nước, thì người ta mục là kẻ quyền-gian, vì chưng đã lỗi đạo người, mà lại trái nhẽ giời vậy. Nhưng mà những người quyền-gian ấy ở đời thánh minh thì không có, ở đời suy loạn thì mới sinh ra. Xem như nước ta từ thuở nhà Đinh dựng nước, cho đến nhà Nguyễn ta bây giờ, gần 1.000 năm, mà các họ thay đổi nhau đã đền bẩy triều. Chỉ trừ ra vua Lê Đại Hành thay cho họ Đinh, vua Lý Thái-Tổ thay cho họ Lê. Một là vì gặp lúc quân nhà Tống lại đánh, mà ủng lập vua Đại-Hành bởi ở kẻ tưởng-sĩ. Một là vì gặp buổi vua Ngọa–Triều bạo ngược, mà tôn đải vua Thái Tổ bởi ở lòng người. Nên chi không gọi là quyền-thần được. Còn ra nhà Trần mà thay cho nhà Lý, họ Hồ mà chiếm đoạt nhà Trần, họ Mạc mà chiếm đoạt nhà Lê, cùng là nhà Hậu-Lề bởi sao mà loạn, nhà Nguyễn ta bởi sao mà gây thù, xét ra bởi tay những người quyền-thần cả. Những người quyền-thần ây cũng có tài-năng đủ lầy phò vua, cũng có trí-khôn đủ lầy giúp nước. Gặp buổi vua trẻ nước nghèo, chẳng chịu hết lòng hết sức mà làm ông Y ông Chu, mà chỉ tham lợi tham quyền, mà làm ngươi Thảo người Mãng. Thề chẳng là có tội với danh giáo lắm ru ! Tuy thế, những người quyền-thần ấy sử-làm tíchlự không phải nhất luật như nhau. Hoặc là lãnh tiếng mà làm gọi là quyệt. Hoặc là nhẫn tâm mà làm gọi là ác. Hoặc là dã nhân mà làm gọi là sảo. Hoặc là hảm lợi mà làm gọi là tham. Hoặc là không hiểu thời-thề mà làm gọi là ngu. Nếu không biệt phân biệt cho rõ ràng thì còng-luận nghìn đời bởi đầu mà định được. Vậy ta, trên thì chép chuyện, dưới thì đoán lấy một vài lời, ví như nhắc cân để cho biết nặng nhẹ, soi đề cho biết xấu tốt. Cũng để làm khuyến-giới cho những kẻ làm tài về sau vậy. gu’o’ng

QUYỀN THẦN TRẦN-THỦ-ĐỘ

Từ khi rốt đời nhà Lý, trong nước có loạn. Vua HuệTôn chạy xuống làng Hải-ấp. Nhờ anh em ông Trần Thừa, ông Trần-thủ-Độ đem binh giúp ngài, thu phục kinh-thành lại được. Đã mà ngài lấy con gái họ Trần, lập làm Hoàng-Hậu. Cho ông Trần-thủ-Độ làm tướng, quyền-bính trong nước điều bởi một tay ông ấy cả. Ngài phải chứng điền, không có con giai, truyền ngôi cho con gái là bà Chiêu-Hoàng, mới có 7 tuổi. Ông Trần-thủ-Độ mới lựa một người cháu là ông Trần-Cảnh, mới có 8 tuổi, vào trong nội-đình trầu hầu. Bà Chiêu-Hoàng thấy mà phải lòng, ông Thủ-Độ bèn đóng cửa thành lại, truyền lịnh rằng: bà Chiêu-Hoàng truyền ngôi cho ông Trần-Cảnh. Họ Lý từ đó mất nước. Rồi lại giết vua Huệ-Tôn ở chùa Chàn-giáo, gả bà Chiều-Hoàng cho ngươi Lê-phụ-Trần, cũng bởi ông ấy vẽ ra. Ngươi Hồ-quí-Ly có hai người cô lấy vua Minh-Tôn nhà Trần. Một người sinh ra vua Nghệ-Tồn, một người sinh ra vua Duệ-Tôn. Vì cở ngoại-thích ấy làm đến Sumật-đại-sử. Nên chi quyền thế ngày lớn. Khi vua Nghệ-Tôn gần mất, vẽ một cái đồ, gọi là « đồ tứ-phụ ». Kể ra ông Chu–Công giúp vua Thành-Vương, ông Hóa-Quang giúp vua Chiêu-Đế, ông Gia-Cát-Lượng.

QUYỀN-THẦN HỒ-QUÍ-LY

Giúp vua Hậu-Chúa, ông Tò-hiến-Thành giúp vua CaoTồn mà cho ngươi Hồ-quí-Ly. Nghĩa là bảo rằng nên giúp vua như là bốn ông ấy. Khi vua Nghệ-Tôn mất rồi, ngươi Hồ-quí-Ly cướp ngôi nhà Trần, đổi nước gọi là Đại-Ngu, sai sứ sang nhà Minh, nói giỏi rằng con cháu nhà Trần không còn có ai, xin lấy cháu ngoại quyền việc trong nước. Lại dâng cho nhà Minh đất Cổ-lâu 49 làng. Nhà Minh mới phong vương cho. Lúc ấy có người Trần-Khang trốn sang Yên-kinh, đổi tên là Trần-thiêm-Bình, nói giỏi rằng con vua Nghệ Tồn. Xin với nhà Minh cho quân đưa về phục quốc. Nhà Minh mới sai người Hàn-Quán đem ngươi Thiêm-Bình về nước. Con người Hồ-qui-Ly là người Hồ-hán-Thương đón đánh giết được tướng nhà Minh cùng với người ThiêmBình ở cửa Chi-lăng. Nên chỉ vua nhà Minh cả giận, sai người Chương-Phụ, người Mộc-Thạch chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Cha con người Hồ-quí-Ly điều phải bắt, giải về đất Kim-lăng. Từ đó ta phải nội-thuộc với nhà Minh.

QUYỀN-THẦN MẠC-ĐĂNG-DUNG

Ngươi Mạc-đăng-Dung là cháu bầy đời ông Mạc-đĩnhChi. Thuở trẻ nhà nghèo, chí làm nghề đánh cá. Nhưng có sức mạnh, thi đậu Đô-lực-sĩ, làm đến chức Đồ-chihuy-sứ. Đời vua Tương-Dực-Đế, phong tước là Võxuyên-bá. Gặp đời vua Chiều-Tôn, trong nước nổi lên nhiều giặc. Sai người Đăng-Dung đánh giặc. Bởi thế quyền-thế ngày to. Bèn giết vua Chiều-Tôn mà lập vua Cung-Hoàng. Ngài có làm một bài thơ ông Chu-Công giúp vua ThànhVương, chí khuyền phải hết lòng giúp nước. Nhưng mà ngươi Mạc-đăng-Dung cũng là giết vua mà cướp ngôi, sai người sang nói giới với nhà Minh rằng con cháu họ Lê đã hết rồi, giao quyền lại cho họ Mạc. Nhà Minh mới sai người Mao-bá-On đem quân sang mà tra xét việc ấy. Người Đăng-Dung mới tự trói lấy mình ở cửa Nam-quan, mà xin dàng đất châu Qui, châu Thuận và các đồ vàng bạc. Nhà Minh mới phong cho chức Đô-thông-sứ nước An-nam. Về sau con cháu nhà Lê trung-hưng, thì con cháu họ Mạc chạy lên giữ đất Cao-bằng, được tám mươi năm thì dòng họ Mạc mới hết.

QUYỀN THẦN TRỊNH-TÙNG

Từ khi nhà Tiền-Lê mất nước, nhờ có ông Trịnh-Kiểm lập vua Trang-Tôn mà thu phục được thành Tây-độ. Đến con ông Trịnh-Kiểm, là ông Trịnh–Tùng, hai lần đánh họ Mạc, thu phục thành Thăng-long. Lúc ấy cơ nghiệp nhà Lê mới là hoàn phục như cũ. Ngươi Trịnh-Tùng lây quyền thế mà lăng hiếp vua. Không giống như là ông Trịnh-Kiểm thuở trước. Giết vua đặt vua điều bởi một tay; nhưng sợ lòng người ta không phục mới tự xưng là Bình-Yên Vương. Cấp cho vua Lê thuế 1.000 xã,lính 5.000 tên,mà còn đại quyền trong nước thì bởi họ Trịnh làm cả,về sau con cháu cũng cứ theo cách ấy mà làm. Vua Lê chúa Trịnh kẻ được hai trăm mười sáu năm, đến khi họ Trịnh mất thì họ Lê cũng mất.

QUYỀN-THẦN TRƯƠNG-PHÚC-LOAN

Nhà Nguyễn ta đến đời vua Hiếu-Võ, nghiệp chúa dõi truyền đã được chín đời. Khi ngài gần mất để tờ dichiếu lập vua Hiếu-Khang. Lúc ấy, ngươi Trương-phúcLoan làm quan Thái-phó. Vả lại có tính tham lam, đối tờ di-chiếu lập vua Hiếu-Định, bởi lấy rằng vua còn nhỏ tuổi thì có thể mà lạm quyền được, mới giết vua HiếuKhang. Ai này cũng điều oán trách. Vì có ấy, anh em Nguyễn-văn-Nhạc, Nguyễn-văn-Huệ mới dấy lên làm giặc, trước hết lấy thành Qui-nhơn, sau lấy đến tỉnh Quảng-nam. Nhà Trịnh lại sai người Hoàngngũ-Phúc đem quần vào đánh. Khi ấy đã phải bắt người Trương-phúc-Loan mà giải nạp. Nhưng quân nhà Trịnh lại cứ kéo thẳng vào đất Thuận-hóa. Nền chi vua HiếuĐịnh phải chạy vào đất Gia-định. Sau cũng phải giết với ông Nguyễn-văn-Huệ.

QUYỀN-THẦN NGUYỄN-VĂN-TƯỞNG — TÔN-THẤT-THUYẾT

Từ khi đức Dực-Tồn đãm ất, có để tờ di-chiếu lập vua Cung-Huệ, mà đặt ông Nguyễn-văn-Tường, ông Tôn-thất-Thuyết làm Phụ-chánh. Chưa được bao lâu thì giết vua Cung-Huệ mà lập vua Hiệp-Hòa, lại giết vua Hiệp-Hòa mà lập vua Kiên-Phúc. Lúc ấy, nước ta đã nhận tờ xin chịu sự bảo-hộ với nước Đại-Pháp, mà quân nước Đại-Pháp cũng đã đóng ở trấn Bình-đài. Hai ông ấy còn tưởng rằng có thể đánh được, đặt quân phân-nghĩa, truyền của cải ra phủ Camlộ, để làm đường hậu-đạo về sau. Đã mà gây sự đánh nhau, chỉ trong mấy giờ đồng-hồ thì kinh-thành thất-thủ. Ông Tường thì sang nhà Sứ mà thú. Ông Thuyết thì đem vua ra chạy.

Bài bàn

Như các ông quyền-thần đã kể trên ấy, cũng nên chia ra việc nào việc ấy mà đoán lấy một lời. Một nói rằng quyệt. Đương buổi rốt đời nhà Trần, vua Huệ-Tôn đã phải chứng điền, bà Chiêu-Hoàng lại còn tuổi trẻ. Ví khiến ông Trần-thủ-Độ giành ngôi cướp nước, nào có khó gì ? Nhưng bởi ông ấy là một người quí-quyệt. Không bởi mình làm, mà muốn nhường lại cho cháu. Không muốn mang lấy tiếng thoán đoạt, mà muốn bầy ra cách chao nhường. Xem như bà Chiêu-Hoàng mới có bảy tuổi, ông TrầnCảnh mới có tám tuổi. Dẫu mà ném khăn khoát nước, cũng chẳng qua trẻ con chơi cợt với nhau mà thôi. Thế mà ông ây vụ cho gái lấy sự phải lòng giai, hiếp cho vua lấy sự phải nhường nước : thể chẳng là qui-quyệt lắm ru ở Và về sau lại giết vua Nghệ-Tồn ở chùa Chân-giáo, gả bà Chiêu-Hoàng cho ngươi Lê-phụ-Trần, cũng bởi vì ông Trần-thủ-Độ vẽ ra. Sắp sếp dẫu có khôn ngoan, ăn ở thực không chung thủy. Nền chi ta mục đó nói rằng quyệt. Một nói rằng ác. —Người Hồ-quí–Ly lấy cớ ngoại–thích mà làm quan nhà Trần đến chức Su-mật-đại-sứ. Người Mạc-đăng-Dung lấy một người lực-sĩ mà làm quan nhà Lê đến chức Đô-chỉ-huy. Tao ngộ như kia thực đã vinh hạnh. Phương chi vua Nghệ-Tôn thì cho lấy đồ tứ phụ, vua Cung-Hoàng thì cho lấy bài thơ ông Chu-Công. Chúc thác như thế, cũng thực ân cần. Tưởng là làm người mà có tri-năng không nỡ nào mà quên ơn ấy được. Thế mà cư-tâm thái-nhẫn, gia-cá lòng-chim, một thì đổi họ Trần mà làm họ Ngu, một thì đổi họ Lê mà làm họ Mạc, rất nỗi dàng đất Cổ-lầu, nộp châu Qui, Thuận, bản giang-sơn của nước Việt, để mà mua chức phận của nhà Minh, chẳng những là có tội với vua mà lại là có tội với nước ! Mà kết cục lại, cha con ngươi Hồ-qui-Ly phải giải về đất Kim-lăng mà chịu thác, ngươi Mạc-đăng-Dung cũng phải ra ở cửa Nam-quan mà tự trói lấy mình. Thế thì thoán đoạt như thế có ích gì không ? Nên chi ta mục đó nói rằng ác. Một nói rằng sảo. Nhà Hậu-Lê từ trung-hưng về sau, thực là nhờ công họ Trịnh. Trong đời ông Trịnh-Kiểm chỉ mới là thu phục được thành Tây-đô. Đến ông TrịnhTùng thì đã thu phục được thành Thăng-long lại. Dẫu mà ông ấy có lòng làm vua đi nữa, cũng là lấy thiên hạ ở tay họ Mạc, không phải ở tay họ Lê. Nhưng bởi vì nhà Lê từ vua Thái-Tổ dựng công khai-sáng, vua Thái-Tòn nổi nghiệp thủ-thành, lòng người ai ai cũng là tôn-đái. Phương chi buổi ấy, nhà Nguyễn ta đã vào giữ đất Thuận-hóa, nhà Mạc còn giữ đất Cao-bằng. Nếu khiến lấy họ Trịnh mà dứt họ Lê, thì phía Bắc phía Nam chắc cũng dầy lên mà chống lại. Bởi thế ông Trịnh–Tùng mới bầy ra một cách quí quái, không lấy nước cũng như lấy nước, không làm vua mà lại hơn vua. Ấy là cái cách vua Lê chúa Trịnh. Tuy về sau con cháu oai quyền càng to, thì lăng bức càng lắm. Nhưng cái mục đích của ông ấy đã đặt thì cũng phải theo dõi mà làm. Nền chi ta mục đó nói rằng sảo. Một nói rằng tham. Xưa nay những kẻ quyền-thần chuyền-chiếp, chẳng qua lợi rằng vua còn tuổi trẻ, để mà giành lấy quyền to. Mà không nghĩ rằng vua trẻ thì nước nguỵ, nhà nước mà nguy thì thàn-gia cũng không thể nào mà giữ được. Như người Trương-phúc-Loan bỏ vua Hiếu-Khang mà đặt vua Hiếu-Định, cũng chỉ bởi có lòng tư lợi mà gây ra. Tham lam càng nhiều thì oán trách càng lắm. Bởi thế ở phía trong thì giặc Tày-sơn dầy lên, ở phía ngoài thì quân họ Trịnh kéo vào ; người Loan đã phải bắt mà giải nạp, và nghiệp chúa nhà Nguyễn cũng bởi đó mà suy vậy. Nên chi ta mục đó nói rằng tham. Một nói rằng ngu. – Nước ta từ đời đức Dục-Tôn gày thù với nước Đại-Pháp. Ba lần khai triển thì ba lần đã phải ký hòa. Lấy thế nhược mà phải chịu với thế cường: tướng cũng là thời-thế phải nền làm như vậy. Thế mà ông Nguyễn-văn-Tường, ông Tôn-thất-Thuyết chịu tờ di-chiều của đức Dực-Tôn, ở trong cũng đã giữ oai quyền mà giết vua,ở ngoài cũng còn lấy binh–lực mà chống lại ngoại-quốc. Chẳng qua là làm sự bội nghịch, mà muốn cầu lấy kế thoát thần. Mà không biết rằng những kẻ ra thú ấy, dẫu thú cũng là phải đầy; những kẻ ra chốn ấy, dẫu chôn cũng là bỏ nước. Như thế thì làm những sự bội nghịch ấy có ích gì đầu ? Nền chi ta mục đó nói rằng ngu. Hỏi rằng : trong các cách của những ông quyền-thần ấy có cách nào là khôn ngoan không ? Nói rằng : xưa nay làm việc lớn ấy, cốt lấy thu thập nhân tâm làm đầu. Ta thường dọc sử nước Tàu: Đến dời Xuân-thu nhà Chu đã suy rồi. Năm đời Bá nối nhau mà dây lên. Đời nào cũng mượn lấy tiếng tồn nhà Chu đề cho thiên-hạ phục theo. Thầy Mạnh–Tử cũng cho là dã nhân dả nghĩa. Bởi vì không có thực lòng đi nữa, mà mượn lấy tiếng nhân nghĩa cũng đủ lấy thu phục lòng người. Người Trịnh-Tùng bầy ra cách vua Lê chúa Trịnh cũng là theo cách Ngũ-bá đã làm mà làm, như thể cũng là một cách khôn ngoan vậy. Hỏi rằng : đặt vua như thế chẳng là vô ích lắm ru ở Nói rằng: thực là có ích. Xem như giao–thiệp với nước Tàu, thì lấy vua ra mà ký tên, lấy vua ra mà tiếp khách. Gây sự với nhà Nguyễn ta, thì đem vua ra mà đòi thuế, đem vua ra mà thân chinh. Ai muốn phủ Lê thì Lê vẫn là còn đó, ai muốn giệt Trịnh thì Trịnh vẫn là không làm vua. Như thế chẳng là có ích lắm thay ! Hỏi rằng : trong buổi ấy những kẻ sĩ-phu nước ta, cũng đã nhiều người học thức, làm sao thấy họ Trịnh như thế, mà cũng cứ theo P Nói rằng: xưa nay người nước ta thấy danh thì hay chuộng, thấy lợi thì hay ham. Ông Trịnh-Tùng cũng đã hiểu rằng người nước ta có cái tính chất như thế, nền chỉ trước thì mượn tiếng tồn nhà Lê, để cho ai này trông thấy mà mừng, mà không biết nhà Lê dẫu còn cũng như nhà Lê đã mất, sau thì rõ đó lấy lợi, để cho ai này trông thấy mà ham, thì chỉ biết có nhà Trịnh mà không biết có nhà Lê. Xem như trong đời ông Trịnh-Tráng làm chúa, ngày nguyên-đán các quan vào lạy, ông ấy bắt phải mặc áo triềubào. Lúc ấy có quan tướng là ông Vũ-duy-Chí không chịu, nói rằng: « Theo lệ nhà nước xưa nay, lạy vua Lê thì lấy áo triều-bào, lạy chúa Trịnh thì lấy áo rộng xanh ». Ấy là trong 216 năm giời mới có được một người dám nói như thế. Người nước ta ai này cũng lấy làm khen. Mà ta thì tưởng rằng ông ấy chẳng qua là một kẻ hủ-nho, bởi vì mặc áo triều-bào trầu nhà Lệ, mà một năm chí trầu một lần, mặc ảo rộng xanh trầu nhà Trịnh mà ngày nào cũng là phải đến. Thế thì giành sự áo mặc chẳng bằng là giành lấy lợi-quyền vậy. Hỏi rằng: đời ông Trịnh-Tộ làm chúa mới đổi ra vào trầu không lạy, chương tàu không viết tên, thế là có ý tồn nhà Trịnh mà ức nhà Lê chăng ? Nói rằng: bỏ vua đặt vua điều là quyền tay họ Trịnh. Thế thì càng lạy thì vua lại càng thêm sợ, càng ký tên thì vua lại càng phải y cho mau. Phương chi họ Lê thế thống càng tôn thì thiên-hạ càng phục; họ Trịnh nhún nhường càng lắm, thì thiên-hạ càng theo. Dẫu vào trầu mà phải lạy, chương tấu mà ký tên, tiết ấy là tiết nhỏ, mà hôm nay đặt được, hôm mai bỏ được, quyền ấy là quyền to. Thế thì giữ lấy quyền to, mà lại phải cần chỉ đến tiết nhỏ vậy. Hỏi rằng : thế thì nhà Trịnh sao lại được lâu dài ? Nói rằng : bởi vì nhà Lê không có nhà Trịnh, thì nghiệp nước không ai chống chối; nhà Trịnh không có nhà Lê, thì lòng người khôn chịu phục tòng. Nên chi Lê tồn Trịnh tại, Trịnh bại Lê vong. Mà lâu dài được 216 năm giời, cũng vì chứng trong cách qui quái mà có ý thủy chung, trong cách khôn ngoan mà có lòng nhân hậu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*