Quần thể khu Lăng mộ Quận công Hoàng Cao Khải

03/03/2023 ThaiHa 0

Quần thể khu vực lăng Hoàng Cao Khải và Thái Hà ấp, khu Đống Đa được Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ năm 1963 theo Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa về việc xếp hạng những di tích , danh thắng toàn miền bắc.

Một bài chân dung của Đào Trinh Nhất viết về nhân vật Hoàng Cao Khải

02/03/2023 ThaiHa 0

KHÍ PHÁCH VĂN CHƯƠNG CỦA HOÀNG CAO KHẢI
Quán Chi
Mai sau, có ai viết một bộ “Việt Nam chánh trị sử” về hồi Pháp-Việt mới bắt đầu gặp nhau, đối với Hoàng Cao Khải sẽ phán đoán ra sao và để ông ta vào địa vị nào, tôi không biết sao mà nói trước. Nhưng nếu có ai biên chép một bộ “Việt Nam văn học sử” nói về cái lịch trình tấn hóa của quốc văn trong khoảng 50 năm trở lại đây, tôi biết tất nhiên phải để Hoàng Cao Khải vào một địa vị xứng đáng với bực tiên phong tiền tấn ở trên văn đàn nước nhà.
Cái đời của họ Hoàng gần tám chục năm, có thể phân làm hai đoạn tách bạch khác hẳn nhau mà đoạn nào cũng hiển hách; đoạn trước là đời chánh trị, đoạn sau là đời văn chương. Tôi muốn nói họ Hoàng về đoạn sau đó.

Hoàng Cao Khải và những công trình biên soạn của ông về lịch sử nước nhà

02/03/2023 ThaiHa 0

Mới gần đây (trong tháng 9 năm 2007) trên các quầy sách người ta lại thấy xuất hiện cuốn “Việt sử yếu” của tác giả Diên mậu quận công Hoàng Cao Khải. Bộ Việt sử ấy đã được tác giả biên soạn cách đây gần 100 năm (năm 1914) nhưng vẫn được ít người biết đến.
Năm 1970 Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá của chính quyền Miền nam đã chọn để dịch ra tiếng Việt (do Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch). Và mãi đến nay lại được Giáo sư sử học Chương Thâu sưu tầm, giới thiệu và cho xuất bản để đưa ra mắt trước công chúng. Sự ra mắt của cuốn sách này vừa rồi đã làm cho nhiều người ngạc nhiên. Người ta ngạc nhiên không phải là vì nội dung cuốn sách ấy “có vấn đề” gì chăng? mà chủ yếu ngạc nhiên là vì thấy tên tuổi tác giả của nó (Hoàng Cao Khải) lại được xuất hiện trên văn đàn.