Hoàng Cao Khải và những công trình biên soạn của ông về lịch sử nước nhà

Mới gần đây (trong tháng 9 năm 2007) trên các quầy sách người ta lại thấy xuất hiện cuốn “Việt sử yếu” của tác giả Diên mậu quận công Hoàng Cao Khải. Bộ Việt sử ấy đã được tác giả biên soạn cách đây gần 100 năm (năm 1914) nhưng vẫn được ít người biết đến.
Năm 1970 Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá của chính quyền Miền nam đã chọn để dịch ra tiếng Việt (do Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch). Và mãi đến nay lại được Giáo sư sử học Chương Thâu sưu tầm, giới thiệu và cho xuất bản để đưa ra mắt trước công chúng. Sự ra mắt của cuốn sách này vừa rồi đã làm cho nhiều người ngạc nhiên. Người ta ngạc nhiên không phải là vì nội dung cuốn sách ấy “có vấn đề” gì chăng? mà chủ yếu ngạc nhiên là vì thấy tên tuổi tác giả của nó (Hoàng Cao Khải) lại được xuất hiện trên văn đàn. Con người Hoàng Cao Khải xưa nay đang bị một thành kiến khá nặng nề. Dư luận xã hội đã nghiêm khắc lên án ông ta là “tay sai đắc lực của thực dân Pháp”. Vì ông ta là người trong lịch sử còn “có vấn đề” nên những công trình sáng tác của ông thường bị gạt bỏ sách báo ít dám đề cập tới, nói tới sợ bị liên luỵ …Hoàng Cao Khải xưa kia là một vị quan to trong triều thần nhà Nguyễn vào Dành tiếng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Tiếng tăm của ông lừng lẫy một thời. Ông xuất thân chỉ là một viên quan nhỏ nhưng rồi con đường thăng quan, tiến chức của ông đã gặp nhiều may mắn nên chỉ trong vòng 15 năm trời (1882-1897) từ một chức quan Huấn đạo ở một huyện lẻ ngoại thành Hà nội (Huyện Thọ Xương) ông đã được nhanh chóng thăng tiến từng bước lên đến tột đỉnh của quan trường với chức Cần chánh điện đại học sĩ, phó vương, phụ chính đại thần của vua Thành Thái và được phong tước Quận công (Diên mậu Quận công). Con đường “hoan lộ” của ông thăng tiến nhanh chóng như vậy một phần là do tài năng “kinh bang tế thế” của ông và một phần nữa cũng là do ông đã đắc lực làm việc cho Pháp, được chính phủ Pháp ưu đãi, giao cho nhiều đặc quyền đặc lợi làm cho thanh thế của ông ngày càng lớn mạnh khiến mọi người phải kiêng nể. Và cũng do đó mà các phe cánh trong triều thần lúc bấy giờ sinh lòng ghen ghét, đố kỵ tìm cách dèm pha, thậm chí có kẻ còn định ám hại Ông nữa(1).
Thế rồi công chúng oán ghét ông, sách báo đương thời lên tiếng đả kích, châm biếm ông. Có điều là những lời lên án ông thường chỉ mới nói lên một cách chung chung còn những tội ác của ông cụ thể như thế nào thì vẫn chưa thấy có tài liệu nào vạch trần ra cả. Hơn nữa trong những lời quy kết phán xét ông lại còn những điểm chưa thật nhất trí với nhau, còn mâu thuẫn với nhau nữa là khác. Các tầng lớp quan lại đương thời liệt ông vào loại “tay sai đắc lực của thực dân Pháp”. Nhưng trong một số tài liệu mật của chính phủ Pháp lại đánh dấu hỏi nghi ngờ về lòng trung thành của ông đối với “mẫu quốc” (tức là nước Pháp). Sở mật thám Đông Dương của Pháp vẫn lén lút theo dõi mối quan hệ của ông với phong trào Đông du…2 (2).
Dư luận công chúng gọi ông là “kẻ can tâm bán nước hại dân”. Nhưng những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lại tin tưởng ở con người ông vẫn còn chút lòng yêu nước thương nòi…. Ngô Đức Kế một chiếncách mạng, trong một lá thư từ Côn Đảo gửi về cho Phan Chu Trinh đã đánh giá khá cao Hoàng Cao Khải, và khuyên Phan Chu Trinh nên lỗi kéo Hoàng theo ý tưởng Duy Tân vì tương lai có thể sẽ cần “một người cầm đầu thật vững” như thế… (3) …..
Trong cuộc đời hoạt động chính trị, hoạt động xã hội trước đây của Hoàng Cao Khải quả thực đang còn nhiều điều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ khiến cho ông ta vẫn cứ phải mang một cái thành kiến nặng nề của dự luận xã hội là “một con người trong lịch sử có vấn đề” cái “có vấn đề” ấy là cái gì? mong rằng rồi đây các nhà sử học sẽ tìm ra được những cứ liệu cụ thể để xác định lại rõ ràng hơn, phán xét lại một cách công bằng hơn.
Còn về mặt hoạt động văn hoá của ông thì dù muốn hay không chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Hoàng Cao Khải là một nhà nho hay chữ và am hiểu nhiều thợ văn. Sinh thời ông đã biên soạn và sáng tác khá nhiều. Hiện nay trong kho tàng văn hoá nước nhà ông còn để lại một di sản khá phong phú và đa dạng: những lời đề tựa cho các cuốn sách, những vài văn bia, những tập thơ ca và câu đối, những bộ Việt sử, những vở tuồng cổ và nhiều tài liệu chuyên luận hoặc có tính chất giáo huấn v.v…
Trong sự nghiệp trước tác của ông, lĩnh vực được Ông quan tâm đến nhiều hơn cả là lịch sử nước nhà. Những công trình biên soạn và sáng tác của ông về đề tài này hiện nay còn được lưu giữ lại trong kho tàng văn hoá nước nhà cũng tương đối nhiều. Chúng tôi sưu tầm, có thể vẫn chưa được đầy đủ, cũng đã thấy có đến trên 10 tác phẩm:
* 3 bộ Việt sử:
– “Việt sử yếu” viết bằng chữ Hán.
– “Nam sử diễn âm” diễn nôm theo thể văn xuôi.
Hai bộ sử này đều ghi chép lịch sử nước nhà từ đời Hồng Bàng đến thời Hậu Lê. Và bộ “Nam sử quốc âm” cũng viết bằng chữ Nôm ghi chép lịch sử Việt nam từ đời Hồng Bàng đến đời vua Thành Thái triều Nguyễn.
* Một tập thơ ca “Vịnh Nam sử” tôn vinh những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi những nhân vật lịch sử của nước nhà.
* 3 vở tuồng cổ lấy sự tích trong lịch sử nước nhà:
– Vở “Tây Nam đắc bằng” diễn sự tích vua Gia Long gặp được Bá Đa Lộc, nhờ đưa Hoàng tử Cảnh đem quốc thư sang cầu viện nước Pháp.
– Vở “Tượng kỳ khí xa” diễn sự tích ông Võ Tánh tuẫn tiết ở thành Gia Định.
– Vở “Trung Hiếu thần tiên” nói về Hưng Đạo Đại vương và những sự kiện lịch sử đời Trần.
* Một cuốn sách chuyên luận “Nam sử kính” bàn về những chính sách cai trị của các thế lực ngoại bang trên đất nước Việt nam. Và một số tài liệu có tính chất giáo huấn lấy những tấm gương trong lịch sử nước nhà để răn dạy người đời:
– “Việt nam nhân thần giám” (gương các người làm bầy tôi ở nước Nam).
– “Làm con phải hiếu” (truyện những người con có hiếu ở nước ta).
– “Đàn bà nước Nam” (nói về những người đàn bà nổi tiếng ở nước Nam)… v.v….
Bộ “Việt sử yếu” là công trình mà tác giả đã phải bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào đó để biên soạn. Có lẽ ngay từ hồi ông còn làm Huấn đạo huyện Thọ Xương và Giáo thụ phủ Hoài đức (Hà Tây), phải trông coi việc học hành thi cử, ông đã rất lấy làm lo âu trước chương trình học lúc bấy giờ chỉ quá chú trọng về việc học Bắc sử (sử Tàu) mà coi nhẹ việc học quốc sử “cho nên sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sử mà không biết đất đai nước ta và nòi giống cảu dân ta như thế nào” và “dân trí chưa được khai thôngmột ngày là vì dân ta không có cái học quốc sử”.
Ông thấy cần phải cho dân học quốc sử để hiểu biết lịch sử nước nhà, học quốc sử để khai thông dân trí… Muốn vậy phải có một cuốn Việt sử cho dân đọc, dân học (các bộ Việt sử lúc bấy giờ, theo ông vẫn còn nhiều nhược điểm chưa đáp úng được yêu cầu đó). Ý đồ đó đã được ông ấp ủ trong lòng bao nhiêu năm, phải đợi đến khi về nghỉ hưu, có thời gian rỗi rãi mới đem ra thực hiện.
Xuất phát từ mục đích biên soạn cụ thể như vậy nên bộ “Việt sử yếu” của ông khác hẳn với các bộ Việt sử hiện có đương thời: Trước hết là nó ngắn gọn hơn rất nhiều. Bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu chỉ mới ghi chép từ đời nhà Triệu đến Lý Chiêu Hoàng cũng đã phải đến hơn 30 quyển. Bộ “Lịch triều hiến chương” của Phan Huy Chú 49 quyển, và bộ “Khâm định Việt sử thông giám” do PhanThanh Giản phụ trách và biên soạn gồm 52 quyển. Còn bộ “Việt sử yếu” của Hoàng Cao Khải ghi chép lịch sử nước nhà từ đời Hồng Bàng đến triều đại thời Hậu Lê chỉ gói gọn trong 3 quyển mà thôi. Trong mỗi quyển tác giả lại phân chia ra thành từng tiết, từng chương (toàn bộ gồm 5 tiết và 50 chương) đề cập đến từng vấn đề một rất cụ thể và rành rọt. Những sử liệu ghi chép trong đó, như tác giả đã nói trong lời đề tựa của cuốn sách: “những sử tích cũ chúng tôi xin chiếu theo bộ sách “Khâm định Việt sử thônggiám” còn những sự việc thuộc về phần chính trị chúng tôi lại tham khảo và căn cứ và bộ “Lịch triều hiến chương” để ghi chép”. Ở đây phần gia công thêm của tác giả là ông đã “lược bỏ bớt những điều huyền bí, khó hiểu và sắp đặt thu gọn lại những sự việc cho thích đáng hợp lý” (5). Và điều đặc biệt hơn nữa là khịnói về mỗi thời đại, mỗi sự việc quan trọng… tác giả đều có xen vào những lời bình phẩm và phán đoán “để cho độc giả dễ hiểu rõ nguyên nhân thịnh suy của mỗi triều đại” (5).
Nhờ vậy mà bộ “Việt sử yếu” này của ông đã mang rõ tính chất một cuốn sách giáo khoa về sử học nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức phổ thông và cơ bản về lịch sử nước nhà. Tuy thế biên soạn xong bộ sử ấy tác giả vẫn chưa thật hài lòng vì cuốn sách còn phải viết bằng chữ Hán nó chỉ mới phục vụ được cho tầng lớp trí thức, các nhà nho học lúc bấy giờ mà thôi, còn đối đông đảo quần chúng không am hiểu chữ nho thì nó vẫn còn là xa lạ, khó đọc khó hiểu. Do đó ông đã viết tiếp bộ “Nam sử diễn âm” viết bằng chữ Nôm tho thể văn xuôi cho mọi người dễ hiểu hơn. Bộ sử này cũng ghi chép lịch sử nước nhà từ đời hồng bàng đến thời hậu Lê chia làm 3 thời kỳ lớn:
1, Thời kỳ Thượng cổ (từ Hồng Bàng đến nhà Triệu)
2, Thời kỳ Bắc Thuộc (nước ta bị nước Tàu cai trị)
3, Thời kỳ tự chủ (từ Ngô Quyền đến Hậu Lê)
Trong bộ sử này còn có thêm phần nói về tên nước Việt nam qua các thời đại, vị trí, diện tích, địa thế, gốc tích sự mở mang bờ cõi của nước ta, có kèm theo một số bản đồ ranh giới nước Việt nam vào các đời. Một vấn đề khá quan trọng ở đây là khi bàn đến tên nước Việt nam tác giả đã đề nghị “nên gọi nước ta là nước Việt nam như cách gọi thời Minh Mạng thay vì cách gọi “An Nam” vốn được nước Tàu công nhận từ thời Lý Anh Tông. Hai chữ “An nam” ngụ ý phải thuần phục nước Tàu” (6). Được biết thêm là trước đó, hồi Hoàng Cao Khải còn làm phụt chính cho vua Thành Thái, ông cũng đã biên soạn một bộ sử Việt bằng quốc âm gọi là “Nam sử quốc âm” (biên soạn xong năm Thành Thái thứ 19 (1907). Cuốn sách được diễn nôm theo thể văn xuôi gồm 12 tiết ghi chép lịch sử Việt nam từ đời Hồng Bàng đến đời vua Thành Thái tất cả 4773 năm
Bản viết tay bộ sử này chưa được lưu hành rộng rãi, hiện nay vẫn còn được lưu giữ trong Viện nghiên cứu Hán nôm ở Hà nội với mã số AB 346. Song song với việc biên soạn các bộ sử Việt, Hoàng Cao Khải thường vẫn làm thơ văn để ca ngợi lịch sử Việt nam; ca ngợi những chiến công rực rỡ của đất nước, ca ngợi những vị anh hùng dân tộc và phẩm bình những nhân vật lịch sử cái nước nhà.. Cha.
Tập thơ “Vịnh Nam sử” của ông đã được trích chọn nhiều bài đưa lên các báo chí (Đông dương tạp chí) hoặc đưa vào sách giáo khoa giảng dạy ở nhà trường…Mỗi khi nói đến những bài thơ vịnh sử của ông, người ta thường đánh giá rất cao: Trong bài chú thích về Hoàng Cao Khải ở bộ từ điển văn học của nhà xuất bản thế giớ năm 2005, tác giả Phạm Văn Anh đã ca ngợi: “Thơ vịnh sử Nam của ông có nhiều bài xuất sắc đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện và được lưu truyền rộng rãi” (7 (trang 604 – 605 vần H). Giáo sư sử học Chương Thâu trong bài giới thiệu cuốn “Việt sử yếu” của Hoàng Cao Khải vừa mới được xuất bản năm 2007 cũng đã nhận xét về những bài thơ vịnh sử ấy như sau: “đó là những bài thơ được nhất trí tôn vinh vì cả trình độ tư tưởng và nghệ thuật đều đạt chất lượng cao”…“Các ý tứ trong ngôn ngữ các bài thơ không thể là lời lẽ của một người giả dối hay vô tâm, vô tình với đất nước” (8) v.v… Nhiều bài thơ vịnh sử nhà của ông thường để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ. Bài “Vịnh Trưng Vương” của Hoàng Cao Khải tôi được học cách đây đã hơn sau bảy chục năm rồi mà tôi vẫn nhớ mãi hai câu kết: “Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy! Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương” . Với một hình tượng rất Hoàng Cao Khải cũng biên soạn Tuồng để tôn vinh lịch sử nước nhà. Ông là người rất ham thích Tuồng rồi tổ chức cho biễu diễn trong dinh của mình ở ấp Thái Hà để cho dân chúng vào xem. Các vở Tuồng cổ đang lưu hành lúc bấy giờ thường diễn những sự tích lấy trong lịch sử Trung Quốc; còn những vở Tuồng của ông: “Tây Nam đắc bằng”, “Tượng kỳ khí xa” và “Trung hiếu thần tiên”… đều lấy sự tích trong lịch sử nước nhà (như phần trên đã nói) giản đơn mà súc tích mà thâm thuý vô cùng. Về nội dung tư tưởng các kịch bản của ông có thể còn có những vấn đề cần được bàn cãi thêm, nhưng xét về mặt nghệ thuật sân khấu thì phải nói rằng Hoàng Cao Khải là người có công phát triển hình thức nghệ thuật Tuồng ra miền Bắc vì Tuồng cổ xưa kia chỉ lưu hành ở miền Trung nhất là các tỉnh miền Nam Trung bộ. Hoàng Cao Khải đã du nhập nó ra miền Bắc, tất nhiên ông có phần cải biên thêm cho phù hợp với thị hiếu của dân Bắc. Do đó những vở Tuồng của ông được người ta gọi là “Tuồng Bắc” a tu nunh bien kịch bản Dan 20 may votingHiện nay Viện nghệ thuật sân khấu của ta đang xem đây là những di sản hiếm hoi cần được nghiên cứu để làm giàu thêm kho tàng Tuồng cổ của nước nhà. Cuốn “Nam sử kính” (gương sử Nam) của Hoàng Cao Khải là một cuốn sách chuyên luận bàn về sự can thiệp của các thế lực ngoại bang trên đất nước Việt Nam. Tài liệu gồm có 3 phần: Phần đầu nói về sự can thiệp của Pháp vào Việt nam và sự cai trị của Pháp; Phần thứ hai nói về sự đô hộ của Trung Quốc thời Bắc thuộc; và phần cuối nó về Chan Lap việc can thiệp của Việt nam vào nước Châu Dạp. Từ những thực tế lịch sử đó tác giả muốn rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính sách cai trị của các thế lực ngoại bang: Hễ các quan cai trị mà có công khai hoá quốc dân, đem lại lợi ích cho nhân dân thì sẽ được nhân dân ca tụng và tôn thờ; con như đối với những bọn quan tham tàn, bạo ngược làm hại nhân dân thì sẽ bị nhân dân oán thù và nổi lên đánh đổ để giành lại quyền độc lập cho đất nước! Trong phần nói về chính sách bảo hộ của Pháp tác giả tỏ vẻ tin tưởng vào nền văn minh của nước Pháp và thấy rằng dân ta cần phải dựa vào Pháp để theo đuổi công cuộc tiến hoá đất nước. Những quan điểm của tác giả ở đây có thể chứa được nhiều người đông tình, nhưng ông đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành khiến cho ông Phan Chu Trinh sau khi được đọc cuốn sách ấy, trong một lá thư từ Pháp gửi về cho tác giả của nó có đoạn nhận xét như sau: “Đọc xong dấy lên nhiều điều cảm xúc. Tuy việc lập ý dùng từ gãy gọn nhẹ nhàng không thể khiến cho người tuổi trẻ tân tiến hoanh, nghênh hết được, nhưng trong đó với sự nhìn nay nhớ xưa, xét việc đã qua biết điều sắp tới về tiền đồ thành bại mất còn của Tổ quốc chúng ta, một lời ca thán ba lần thở dài trước sự chỉ dẫn ra con đường mê lộ của người nước ta, chưa từng không lưu ý đến tuy thoải nhiều lần như vậy. Qua đó Trình biết là tướng công tỷ cấp lưu, dũng khoái, vui thú điền viền, mắt thờ ơ nhưng lòng nóng hổi chưa từng có một ngày quên Tổ quốc” (9) *Ngoài ra những bài học về luân lý mà Hoàng Cao Khải biên soạn để răn dạy người đời cũng đều được ông dựa vào những tấm gương rút ra từ lịch sử nước nhà; những tấm gương về các bậc trung thần (tập “Việt nam nhân thần giám”), những tấm gương về người con có hiếu (tập “Làm con phải hiếu”) và những tấm gương về những người phụ nữ tài giỏi của nước nhà (tập “Đàn bà nước Nam”)…Bằng những mẩu chuyện cụ thể về người thực, việc thực trong lịch sử nước nhà ông tôn vinh lên để nêu gương cho người đời học tập noi theo. Với những bài học luân lý ấy tác giả muốn bảo vệ lễ giáo phong kiến với nền đạo đức nho giáo, nêu cao hai chữ “Trung, Hiếu” làm lẽ sống ở đời. Nhìn chung lại, tất cả những công trình biên soạn và sáng tác của Hoàng Cao Khải trên đây đều luôn luôn hướng về lịch sử nước nhà, một lòng ca ngợi lịch sử đất nước. Phải là một con người rất am hiểu về lịch sử nước nhà và có một lòng yêu mến thiết tha đối với lịch sử đất nước mới có được sự quan tâm đặc biết đến như thế. Cho dù trong nội dung tư tưởng của những công trình ấy, đây đó vẫn còn có những điều bị hạn chế do quan điểm nhận thức của tác giả lúc bấy giờ, người đọc vẫn thấy ở chúng toát lên một tinh thần tự tôn dân tộc rất rõ rệt, và chúng đều được tác giả biên soạn với một ý thức vì nước, vì dân rất rõ ràng. Chúng đều là những di sản đáng quý trong kho tàng văn hoá nước nhà, cần được bảo tồn và trân trọng cũng là lẽ đương nhiên vậy.

Tháng 9/2007 -Thành Chi (Hoàng Thế Mỹ)

Ông Hoàng Thế Mỹ (1924-2021) là chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo Việt Nam. Năm 2020 được Nhà nước trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*