Quan hệ giữa Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng-Một nghiên cứu của Thành Chi

Quan hệ giữa Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng

Trong dư luận xã hội cũng như trên sử sách người ta coi con đường sự nghiệp của Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng là hai sự kiện trái ngược nhau, nhưng tên tuổi của hai người ấy lại luôn luôn được gắn liền với nhau: Hễ nói đến Hoàng Cao Khải người ta lại liên tưởng đến Phan Đình Phùng, và khi nói đến Phan Đình Phùng thì người ta lại nhắc đến Hoàng Cao Khải. Họ đã trở thành một cặp sóng đối tương phản nhau.
Hai người sinh sống cùng thời với nhau ở nửa sau thế kỷ XIX dưới triều nhà Nguyễn. Họ là người đồng hương của nhau, đều là dân làng Đông Thái huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Hồi trẻ còn đi học, họ là bạn thân của nhau mặc dầu không phải là bạn đồng môn. Hoàng Cao Khải được đi học sớm hơn, là bạn đồng môn của Phan Đình Thuật (anh trai của Phan Đình Phùng) nên đã đậu cử nhân trước Phan Đình Phùng (Khải đậu năm 1868, Phùng đậu năm 1870). Sau đó Khải vị hoàn cảnh gia đình túng bấn, phải bỏ dở việc học tập để đi làm sớm kiếm sống. Còn Phan Đình Phùng sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống khoa bảng vẫn được tiếp tục học lên cao, thi Hội, rồi thi Đình đậu Đình nguyên nên được gọi là Cụ Đình.
Cả hai người đều ra làm quan dưới triều Nguyễn thời Vua Tự Đức nên cũng có thể gọi là bạn đồng liêu của nhau nữa.
Và còn hơn thế nữa, Hoàng Cao Khải lấy vợ là Phan Thị Điểu- chị họ con bác của Phan Đình Phùng nên giữa Khải và Phùng còn có quan hệ gia đình anh em thân thích với nhau (3) …

(3) Chỗ này xem lại vì theo gia phả họ Phan thì cụ Bà Phan Thị Điểu là bác gái của Phan Đình Phùng hay Bố của cụ Phan Đình Phùng là em con chú của cụ Bà Phan Thị Điểu.

Nhưng rồi do thời thế gây nên, hai người đa đi theo hai chí hướng lập nghiệp khác nhau, rẽ ra hai con đường trái ngược nhau. Trước tình hình đất nước bị Pháp xâm lược, các sĩ phu trong triều thần bị phân hóa thành 2 phe: phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phan Đình Phùng thuộc về phe chủ chiến, theo lệnh của Vua Hàm Nghi, dương cao ngọn cờ Cần Vương, quyết tâm chiến đấu với Pháp đèn cùng để bảo vệ đất nước.
Còn Hoàng Cao Khai lại thuộc vào phải chủ hòa, theo chân Nguyền Hữu Độ (bỏ vợ Vua Đồng Khánh), tự nguyện ra làm việc cho Pháp rồi phục vụ đặc lực chính quyền bảo hộ của Pháp. Thế là hai người đứng ở hai chiến tuyến đối lập nhau. Nhưng có điều rất đảng quý là họ vẫn không coi nhau là kẻ thù rồi tìm cách hãm hại nhau.
Phan Đình Phùng cũng không hề dùng những ngôn từ nặng nề như là “chó săn”, “tên tay sai”, hoặc “kẻ bản nước hại dân” để mặt sát Khải như là một số sĩ phu khác. Và Khải dù đã giúp Pháp đánh dẹp nhiều cuộc khởi nghĩa của Văn thân ở các tỉnh vẫn phải rất khôn khéo để tránh khỏi dính líu đến việc đánh đẹp phong trào nghĩa quân của Phan Đình Phùng (4).

(4) Về việc ngầm giúp đỡ những người theo Phan Đình Phùng khởi nghĩa bị đánh dẹp và chạy trốn là có bằng cứ cụ thể do mới được dòng họ Hoàng Chi 6 cung cấp để thấy rõ tinh thần yêu nước, thương dân và chí hướng con đường cách thức đi riêng để chấn hưng đất nước và dân tộc theo cách riêng của Quan Quận Hoàng.

Đã nhiều lần Pháp định điều động thêm quân của Khải vào hợp tác với Nguyễn Thân để đánh dẹp cuộc khởi nghĩa ở Vũ Quang của Phan Đình Phùng nhưng Khải cương quyết từ chối, lấy cơ rằng: Khải chỉ cai trị ở đất Bắc thôi, còn ở miền Trung là thuộc địa hạt của Thân. Vả lại Khải và Thân xưa nay không ưa nhau nên không thể hợp tác với nhau được. Và chính Thân cũng không muốn hợp tác với Khải, Pháp đành phải thôi không dám ép Khải nữa.
Những cuộc hành quân của Thân đem người về tàn sát bà con dân làng Đông Thái hoặc đào bởi mồ mà tổ tiên của Phan Đình Phùng cũng làm cho Khải rất đau lòng nhưng không có cách nào ngăn cản được, đành phải cắn răng chịu đựng. Toàn bộ gia đình của Khải đều phải rời bỏ quê làng ra sống ở đất Bắc để khỏi bị liên lụy. Vợ đầu Hoàng Trọng Phu là Phan Thị Phú (con trai của Khải) cũng là chị họ của Phan Đình Phùng, mặc dầu đã cùng chồng sinh được một con gái, rồi cũng bị Phú bỏ lại ở quê làng để đi sang Pháp học rồi về lấy một vợ khác là con gái Thống đốc Nam Kỳ Đỗ Hữu Phương. Mọi quan hệ giữa Khải và Phan tạm thời phải bị cắt đứt để đường ai nấy đi khỏi làm cản trở đến công việc của nhau.
Nhưng rồi đã có một lần, và có lẽ chỉ một lần ấy thôi, Khải đã phải viết thư cho Phan Đình Phùng. Ấy là vào hồi cuối tháng 10 năm Giáp Ngọ (1894), Pháp sau khi đã dùng mọi thủ đoạn tàn bạo như là khủng bố dân làng Đông Thái, tàn sát những người có liên quan đến nghĩa quân, và đào bới mồ mả của tổ tiên Cụ Phan để uy hiếp tinh thần cụ Phan, bắt buộc cụ Phan phải ra hàng. Nhưng cụ Phan vẫn không hề nao núng. Chúng mới nghĩ đến việc dùng con bài Hoàng Cao Khải là con người quen thân của cụ Phan để tác động vào tình cảm của cụ Phan.
Tên toàn quyền De Lanessan là người quen thân với Khải đã tìm đến Khải, vừa có tính cách dụ dỗ, vừa có tính cách nhờ cậy, bảo Khải viết thư khuyên Phan Đình Phùng lui quân.

Khải lúc đầu còn đắn đo do dự nhưng sau vì cả nể đối với Toàn quyền và nghĩ rằng đây không phải là một công vụ, không phải với tư cách là người của chính phủ viết thư dụ hàng mà chỉ trên tình nghĩa anh em, quan hệ bạn bè thân thiết với nhau mà viết thư để góp ý kiến khuyên bảo nhau mà thôi. Còn có nghe hay không là tùy đối phương chứ không ép buộc. Nghĩ vậy Khải mới lấy giấy bút ngồi viết cho Phan Đình Phùng một bức thư bằng chữ Hán khá dài độ 3 trang để nhờ Phan Văn Mân (em vợ và cũng là anh họ của Phan) mang đến tận tay. Vì phải là người có quan hệ thân tín lắm mới ra vào được doanh trại của cụ Phan.
Trong lá thư với lời lẽ rất khiêm tốn và thân tình, Khải ca ngợi việc làm của Phan hồi đầu làm như vậy là phải, mọi người đều rất khâm phục. Nhưng nay thời thế đã thay đổi rồi, không thể xoay chuyển được nữa, cứ cố chấp mà chiến đấu mãi thì sẽ vô vọng nữa thôi. Khải lựa lời khuyên Phan nên lui quân để cho dân chúng khỏi lầm than, để cho xóm làng khỏi điêu đứng. Khải ca ngợi Pháp sẽ khoan dung và đối xử tử tế mấy quan Tây là chỗ quen thân với Khải. Khải dứng ra bảo lãnh mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Phan Đình Phùng đang lúc ngồi một mình vắng vẻ buồn rầu (vì thương tiếc tướng Cao Thắng mới mất), nghe tin có thư của Khải đến thì rất mừng “bao nhiêu nỗi buồn rầu lạnh lẽo tan biến đi dâu mất cả”. Nhưng sau khi xem thư của Khải thì cụ thất vọng thở dài “Không dè người khuyên nhủ tôi ra hàng lại là cổ nhân Hoàng Cao”. Cụ vẫn cố trấn tĩnh lại đọc hết cả bức thư rồi lấy giấy bút ra viết ngay thư trả lời để Mân kịp mang về cho Khải. Cụ cũng viết một lá thư bằng chữ Hán rất dài (gần 700 từ), có lẽ đã phải thức trắng đêm để viết xong. Trong thư cụ tỏ lời thông cảm tấm lòng của Khải đã quan tâm đến hoàn cảnh của cụ và lo lắng đến tình cảnh của cả dân làng. “Những lời gan ruột của cổ nhân tôi đã hiểu hết”. Còn những lời khuyên dụ ra hàng của Khải thì quá ớn hèn. thiển cận và chủ quan nên đã bị cụ thẳng thắn đấu tranh phê phán và cương quyết khước từ để giữ vững chí khí chiến đấu đến cùng (xin dọc thêm toàn văn bản dịch hai bức thư ở phần phụ lục).
Hai bức thư này là một sự kiện lịch sử quan trọng trong mối quan hệ giữa Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng. Cả hai lá thư có thể nói đều là những áng văn tuyệt tác vì đã được hai nhà nho hay chữ thảo ra, đem những lời tâm huyết để bày tỏ tâm sự với nhau. Mỗi người đều có thể nói lên quan điểm riêng của mình, đấy là điều tất nhiên, nhưng người đời lại xem đây là những cứ liệu cụ thể để buộc tội Khải. Họ càng ca ngợi chí khí sắt đá của cụ Phan bao nhiêu thì họ lại càng phê phán sự ớn hèn thấp khém của Khải bấy nhiều. Họ đã lên án Khải: nào là đã nhẹ dạ mắc mưu tên Toàn quyền, tiếp tay cho Pháp viết thư dự hàng cụ Phan; nào là đã dùng những luận điệu phản động để đe dọa bức ép cụ Phan hòng làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của nghĩa quân. Nào là đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để ca ngợi, nịnh bợ các quan Tây! v.v và V.V…
Phan Đình Phùng sau khi lá thư ấy cũng không oán giận gì Khải, còn gửi thêm cho Khải một bài thơ chữ Hán rất cảm động để bộc lộ tâm sự của minh về hai chữ “Trung Hiếu” mà Khải đã đề cập tới trong lá thư “Phúc đáp Hoàng Cao Khải”:

Trung hiếu do lai kỷ đắc truyền
Phong trần hồi thủ lệ sẵn nhiên
Vị năng nhất tử thù quân phụ
Không phí tam sinh học thánh hiền
Thập tải hồn du thanh tảo địa
Vạn hàng huyết lệ bạch vân thiên
Khổ tâm liệu hướng đồng tâm sự
Tạc dạ tàn dặng độc tự liên

Dịch nghĩa:

Từ trước tới nay trung hiếu mấy ai giữ được toàn vẹn cả
Trải phong trần quay đầu nghĩ lại nước mắt đầm đìa
Chưa thể đem cái chết báo thù cho vua cha
Uổng phí công ba sinh học đạo thánh hiền
Mười năm hồn mơ chơi ở nơi cung khuyết
Nỗi khổ tâm muốn nói nhưng vắng bạn đồng tâm
Đêm qua đi dưới ánh đèn tàn mình lại thương mình

Còn Khải thì thất vọng khi thấy cụ Phan từ chối không chịu nghe theo lời khuyên của mình. Ông cũng không có gì hối hận về việc đã viết thư. Đến khi nghe tin phong trào khởi nghĩa ở Vũ Quang bị dập tắt, thi hài của cụ Phan bị quật lên thiêu hủy, bà con dân làng bị quân của Thân tàn sát,…thì Khải có phần hối tiếc, nghĩ rằng: “Nếu hồi ấy mình nghe theo lời Toàn quyền bức ép được Phan ra hàng thì đâu đến nông nỗi này!”.

Được tin Phan Đình Phùng lâm bệnh mất, Hoàng Cao Khải rất thương tiếc làm đôi câu đối gửi đến viếng và vội mật báo cho nghĩa quân biết là chuyến này Thân sẽ đem quân ra triệt phá doanh trại và sai người khai quật thi hài của cụ Phan lên để thiêu hủy, Khải bảo nghĩa quân phải chôn cụ thật sâu và bên trên kiếm một thi thể khác hóa trang giống cụ để đánh lừa Thân.
Quả nhiên, theo như nhân dân đồn đại thì Thân chỉ mới thiêu hủy được cái thi thể bên trên, còn thi hài của cụ Phan vẫn được yên nghỉ sâu trong lòng đất.
Nguyễn Thân cho người đốt phá san bằng doanh trại của nghĩa quân rồi dựng lên trên núi Vũ Quang một tấm bia để ghi công trạng của mình. Nghe đâu sau này tấm bia ấy đã bị sét đánh nứt đôi! Dân chúng vô cùng hả dạ.
Thân còn đem quân về làng Đông Thái lùng bắt những người trước đây đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Nhiều bà con dân làng đã phải tiến ra Hà Nội đến nương náu ở ấp Thái Hà được sự che chở của Khải để khỏi rơi vào tay mật thám.
Người ta nói rằng Khải đã phản bội Phan Đình Phùng, đã phản bội dân làng Đông Thái nên từ đấy không dám về làng nữa.
Thực ra, ngoài việc viết lá thư trên, Khải vẫn chưa hề làm gì nên tội đối với Phan Đình Phùng nên tình bạn, tình anh em giữa hai người vẫn chưa hề bị tổn thương, mối quan hệ giữa hai họ Hoàng và Phan vẫn rất thân thiết. Khải cũng không gây nên tội ác gì đối với dân làng nên vẫn được dân làng tôn trọng. Thậm chí đã có thời dân làng đã xem Khải như một thần tượng để hãnh diện với các dân làng khác: Làng Đông Thái được mệnh danh là “làng cụ Quận”.v.v..Còn việc tại sao sau khi nghỉ hưu ông ta vẫn không về sống ở quê làng? Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì cả cuộc đời hoạt động lập nghiệp của Khải đã gắn bó với đất Bắc, tình cảm của Khải đối với Hà Nội rất là sâu nặng. Khải xem đây là quê hương thứ hai của mình. Khi lập ấp Thái Hà, Khải đã muốn xây dựng lên một làng Đông Thái thứ hai trên đất Hà Nội, nên mới đặt tên là áp. Thai Hà (ghép 2 từ Đông Thái và Hà Nội).
Còn đối với quê nơi chôn rau cắt rốn, Khải đâu dám đoạn tuyệt. Ông ta đã cho con trai trưởng của mình đem gia đình về đây sinh sống, trông coi mồ mà và việc thờ cúng tổ tiên để vẫn gắn bó lâu dài với quê cha đất tổ. Tuy Khải không về sống ở đây nhưng dân làng vẫn gọi những dinh thự ấy là “Dinh cụ Quận”.

Sau đây là đôi câu đối viếng Phan Đình Phùng, một đôi câu đời việt bằng chữ Hán khá dài, mỗi vế 80 từ, lời lẽ rất là lâm ly, thống thiết để tỏ lòng thương tiếc sự nghiệp cụ Phan:
“Thành bại anh hùng nạn luận, thủ cô trung, thứ đại nghĩa, thẻ dự tiền quân tử thủy chung. Châu chỉ anh, mặc chi linh độc thủ tối niệm cương thường trọng. Khi hận đạ, thùy điều đại hạ, độc mộc nan chi, cung lãnh yên tiêu thủy nhân bất tác tham sơn oán. Huống thử thời long phi vấn ám, cộng ta nhân sự vô thường, khả lân là Việt giang sơn bách niên văn hiến phiên cung mã”.
“Cô kim thiên địa vô cùng, nhi lưu thủy, nhi cao phong đồng thị đại trượng phu vũ trụ. Lam chi phong, hồngchi tuyết, xung hàn mặc nại ba tùng điệu. Vi hà tại hồi quyết đồi ba trung lưu để trụ. Tinh di vật hoán hà nhan bắt khi cổ viên tình, hận thử thời nhân tán phong suy, kham thản thiên tàm bắt trữ Độc đắc tùng mai chi tiết nhất tử tinh thần quản đấu ngưu.”
Người ta nói đôi câu đối này là của các sĩ phu Văn thân Nghệ tĩnh do danh nho Nguyễn Thúc Tự (người Thanh Chương, Nghệ An) thảo ra. Nhưng cũng có người lại nói là của Hoàng Cao Khải làm, vì người viết đôi câu đối này phải là người sống cùng quê với cụ Phan mới am hiểu được các địa danh ở vùng ấy có liên quan đến ý nghĩa một số từ trong câu đối: Thí dụ như máy từ “châu mặc” trong câu “Châu chỉ anh, mặc chi linh” không những có nghĩa là son mục tiêu biểu cho việc học tập, mà “châu mặc” ở đây còn là tên của hai quả núi ở vùng này (Châu Sơn, Mặc Sơn).
Hai chữ “Tùng Mai” trong câu “Độc đắc tùng maichi tiết” vừa có nghĩa là tên là cây tùng, cây mai tiêu biểu cho khí tiết của kẻ trượng phu lại vừa là tên của hai thôn Tùng Ảnh và Mai Hồ nằm liền với làng Đồng Thái v..v…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*